Chủ Nhật, 20 tháng 11, 2016

Hiệp hội vàng kiến nghị sửa hàng loạt nội dung liên quan tới Nghị định 24

Hiệp hội Kinh doanh Vàng Việt Nam vừa có văn bản gửi Thống đốc Ngân hàng Nhà nước trình bày ý kiến đánh giá, tổng kết Nghị định 24. Theo Hiệp hội, do thời điểm năm 2012 thị trường vàng Việt Nam có nhiều bất ổn, tình trạng đầu cơ, lũng đoạn thị trường, tạo ra các cơn sốt giá vàng thường xuyên xảy ra, nên Nghị định 24 được ban hành vào thời điểm đó là phù hợp và đã phát huy hiệu quả.

Kiến nghị nổi bật như được nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất trang sức mỹ nghệ, bỏ việc đăng ký bổ sung địa điểm kinh doanh và thay đổi địa điểm kinh doanh vàng miếng, được tiếp cận nguồn vốn ngân hàng,..


Tuy nhiên, đến nay sau gần 5 năm, thị trường vàng Việt Nam đã cơ bản ổn định và một số đạo luật mới về đầu tư, kinh doanh đã được ban hành, thì một số quy định tại Nghị định 24 không còn phù hợp với tình hình hiện nay. Do đó, việc nghiên cứu sửa đổi Nghị định 24 là rất cần thiết để tạo điều kiện thị trường vàng Việt Nam phát triển bền vững và ổn định theo định hướng của Chính phủ và phù hợp với thông lệ quốc tế.
hiep-hoi-vang-kien-nghi-sua-hang-loat-noi-dung-lien-quan-nghi-dinh-24
Hiệp hội vàng Việt Nam đề xuất sửa đổi nhiều nội dung quan trọng của Nghị định 24. 
Trên cơ sở tổng kết, đánh giá Nghị định 24 và những văn bản hướng dẫn có liên quan, Hiệp hội vàng đề nghị Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xem xét xử lý một số nội dung liên quan đến các bất cập khi trình Chính phủ sửa đổi Nghị định 24.
Trước hết, Hiệp hội vàng cho rằng, theo quy định của Luật đầu tư 2014, hiện chỉ có ba ngành nghề kinh doanh vàng có điều kiện, bao gồm: kinh doanh mua, bán vàng miếng, sản xuất vàng miếng, xuất khẩu vàng nguyên liệu và nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng miếng, sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ.
Do đó, Hội đề nghị bãi bỏ quy định cấp giấy phép đối với các hoạt động nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ; tạm nhập khẩu vàng nguyên liệu để gia công vàng trang sức, mỹ nghệ để tái xuất khẩu và nhập khẩu vàng nguyên liệu đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ.
Đối với việc đăng ký bổ sung địa điểm kinh doanh và thay đổi địa điểm kinh doanh vàng miếng thì doanh nghiệp chỉ cần thông báo cho Ngân hàng Nhà nước là phù hợp, nhằm tránh tạo ra giấy phép con không cần thiết, gây tốn kém về thời gian, chi phí và mất cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp.
Song song đó, Hiệp hội đề nghị cần làm rõ các hoạt động kinh doanh vàng thuộc "hoạt động kinh doanh vàng khác" nhằm tránh tạo ra kẽ hở và tạo ra cơ chế xin cho không cần thiết.
Ngoài ra, Hiệp hội vàng cho rằng hiện nay thị trường vàng Việt Nam đã cơ bản ổn định nên đề nghị Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu trình Chính phủ cho thành lập Sở giao dịch vàng quốc gia vào thời điểm thích hợp để góp phần giảm chênh lệch giá vàng trong nước và quốc tế, giảm bớt tình trạng buôn lậu vàng; đồng thời góp phần huy động vàng trong dân để đầu tư phát triển kinh tế của đất nước.
Về quản lý chất lượng vàng trang sức, mỹ nghệ, Hội này cho rằng cần quy định quản lý cả hoạt động sản xuất và lưu thông sản phẩm trên thị trường. Cuối cùng là kiến nghị sửa đổi Thông tư số 33 quy định các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng để cho phép các doanh nghiệp kinh doanh vàng được tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét