Chủ Nhật, 20 tháng 11, 2016

Đại biểu Phùng Văn Hùng: '5 năm mà tái cơ cấu kinh tế chưa về tới địa phương'

Ngày 2/11, thảo luận ở Quốc hội về kế hoạch tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2016 - 2020. Đại biểu Phùng Văn Hùng (Cao Bằng) cho rằng, việc chọn 3 khâu đột phá về thể chế, hạ tầng và nguồn nhân lực trong thực hiện tái cơ cấu 5 năm qua có ý nghĩa quan trọng. 

Kế hoạch tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2016-2020 khiến nhiều đại biểu Quốc hội trăn trở khi kết quả thực hiện những năm qua không đạt được như kỳ vọng.

Dù vậy, tái cơ cấu kinh tế chưa đạt mục tiêu đề ra, còn hạn chế. Nguyên nhân có nhiều, nhưng đại biểu Hùng nhấn mạnh đến nhận thức chưa đầy đủ từ Trung ương tới địa phương về tầm quan trọng tái cơ cấu kinh tế.

“Qua giám sát chúng tôi có cảm nhận 5 năm rồi nhưng tái cơ cấu vẫn chưa về tới địa phương”, ông Hùng nêu băn khoăn.
Đề cập tới bản kế hoạch tái cơ cấu mới được Chính phủ trình Quốc hội, ông Hùng nhận xét đây là bản kế hoạch "đầy tham vọng", tuy nhiên nguồn lực 10,5 triệu tỷ đồng tái cơ cấu Chính phủ đề cập trong đề án này "sẽ lấy nguồn ở đâu?".
"Cơ sở nào đưa ra con số 10,5 triệu tỷ đồng, tính khả thi tới đâu? Bản đề án cũng cần nhấn mạnh hơn nữa vai trò tham gia của nguồn lực ngoài Nhà nước, nếu không sẽ khó khả thi", ông Hùng nói.
Đại biểu Phùng Văn Hùng (Cao Bằng) phát biểu trên nghị trường
Đại biểu Phạm Phú Quốc (TP HCM) nêu vấn đề sau 30 năm đổi mới nền kinh tế có tăng trưởng, tuy nhiên thu nhập đầu người vẫn thấp hơn nhiều nước trong khu vực và trên thế giới. Cụ thể, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam năm 2015 là 2.100 USD, so với Indonesia hơn 3.300 USD, Malaysia hơn 9.700 USD, Thái Lan hơn 5.800 USD.
Theo ông Quốc, những hạn chế trong suốt 30 năm tăng trưởng là nền kinh tế vẫn còn thiếu tôn trọng các nguyên tắc của thị trường; vẫn còn can thiệp hành chính vào quá trình giao lưu hàng hoá; thiếu sự đồng bộ giữa các quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch ngành, quy hoạch đô thị,…
Ông Quốc nhấn mạnh mục tiêu của tái cơ cấu là phải tạo cho nền kinh tế thế chủ động, độc lập, tự do, không phụ thuộc vào nền kinh tế lớn khác. Ngoài 2 trụ cột đẩy mạnh quản lý Nhà nước và tái cơ cấu ngành kinh tế được đề cập trong đề án, đại biểu Quốc đề nghị bổ sung thêm trụ cột xác lập cộng đồng doanh nghiệp là đối tác của Chính phủ, là chủ lực trong tái cơ cấu kinh tế. "Được như vậy chúng ta sẽ vững như kiềng ba chân”, ông Quốc nói.
Vị đại biểu TP HCM cũng cho rằng trong tái cơ cấu cần hình thành các tập đoàn kinh tế tư nhân lớn; việc thu tiền cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước cần đúng mục đích, ý nghĩa, không nên sử dụng cho chi thường xuyên sẽ không bảo tồn được nguồn vốn.
dai-bieu-phung-van-hung-5-nam-ma-tai-co-cau-kinh-te-chua-ve-den-dia-phuong
Đại biểu Lê Quân (Hà Nội) cho rằng nguồn vốn đang dồi dào nhưng không có cơ hội đầu tư, sinh lời. Ảnh: Giang Huy
Rút kinh nghiệm từ tái cơ cấu giai đoạn vừa qua, đại biểu Phùng Văn Hùng đề nghị Quốc hội sẽ ra một Nghị quyết riêng về tái cơ cấu, trong đó người lãnh đạo ở Trung ương là Thủ tướng, còn tại địa phương là Chủ tịch UBND tỉnh. "Để quá trình tái cơ cấu thành công, Chính phủ cần quyết liệt, không khoan nhượng trong cuộc chiến chống tham nhũng, nhóm lợi ích...", ông Hùng nói.
Trong khi đó, đại biểu Lê Quân (Hà Nội) cho rằng, đề án chưa trả lời thoả đáng câu hỏi “làm thế nào huy động được nguồn lực trong dân?”.
Khi đề án chưa trả lời rõ câu hỏi trên, ông Quân nói, sẽ khó khơi gợi nguồn lực trong dân hiện được đánh giá là rất dồi dào vào quá trình cơ cấu lại nền kinh tế. Vị đại biểu TP Hà Nội nhấn mạnh, nhất thiết phải đẩy nhanh quá trình thoái vốn tại doanh nghiệp Nhà nước và “trám” vốn tư nhân vào khoảng trống này.
Theo ông Quân, không nên coi một số doanh nghiệp Nhà nước là "bò sữa" của ngân sách, bởi sau thoái vốn các doanh nghiệp này sẽ hoạt động hiệu quả hơn, đóng góp tốt hơn cho nền kinh tế.
"Hiện vốn trong dân, ngân hàng nhiều nhưng thiếu cơ hội đầu tư, sinh lời. Vì thế, thoái vốn ở doanh nghiệp Nhà nước tạo điều kiện để vốn tư nhân thay thế. Chính phủ có thể dành số vốn thu được ưu tiên cho phát triển hạ tầng, nhân lực", ông Quân phát biểu.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét