Chủ Nhật, 20 tháng 11, 2016

Dịch vụ sửa điện thoại chỉ để dành cho nữ


Dịch vụ này nhằm giúp khách hàng không còn lo lắng về nguy cơ đánh cắp thông tin và bị tống tiền bởi những kỹ thuật viên nam giới tò mò.

Tại Saudi Arabia, nữ doanh nhân Maryam al-Subai đã quyết định xây dựng dịch vụ sửa chữa điện thoại được vận hành hoàn toàn bởi phụ nữ và dành riêng cho phụ nữ.


Giá vàng đang tăng mạnh


Nhiều nhà đầu tư tìm kênh trú ẩn an toàn vào vàng sau khi ứng viên Tổng thống Mỹ Donald Trump "bám đuổi" sít sao với bà Hillary Clinton. Sự suy yếu của đồng USD cũng là nguyên nhân hỗ trợ giá vàng đi lên.

Kim loại quý này đã tăng giá gần 11 USD mỗi ounce khi chốt phiên giao dịch Mỹ do nhu cầu trú ẩn trên thị trường và đồng USD yếu.

Thị trường đã tạo lực đẩy cho kim loại quý tăng vọt và dễ dàng phá vỡ ngưỡng 1.285 USD ngay đầu phiên Mỹ. Sau đó, lực mua kỹ thuật được châm ngòi càng khiến giá tăng nhanh, có lúc tiến sát 1.295 USD.
gia-vang-tang-manh
Giá vàng thế giới vẫn thấp hơn trong nước trên 1,1 triệu đồng mỗi lượng. 
Tuy nhiên, giá không thể phá tiếp ngưỡng này mà quay đầu giảm nhẹ. Chốt phiên giao dịch tại New York, giá giao ngay tăng gần 11 USD, đứng ở 1.287,8 USD. Các hợp đồng giao tháng 12 cũng chốt ngày ở mức cao 1.291 USD, tăng khoảng 18,3 USD so với phiên liền trước.
Đà tăng tạm thời chững lại trong phiên giao dịch sáng nay tại thị trường châu Á. Tính đến 8h, giờ Hà Nội, mỗi ounce vẫn đang loay hoay quanh mức 1.287 USD, gần như không thay đổi so với mở cửa.
Nếu căn cứ theo tỷ giá ngân hàng, mỗi lượng vàng thế giới quy đổi hiện có giá khoảng 34,7 triệu đồng (chưa gồm các loại thuế, phí, gia công...). Trong khi đó, mức giá đóng cửa của vàng miếng trong nước xoay quanh 35,82 - 35,88 triệu đồng, tức cao hơn giá thế giới trên dưới 1,1 triệu đồng mỗi lượng.
Hiện các nhà đầu tư đang quan tâm cuộc hợp của Uỷ bán thị trường mở - FOMC diễn ra hai ngày và kết thúc chiều nay. Ngoài ra, các thông tin quan trọng khác có tác động lớn đến thị trường vàng là cuộc họp chính sách của Ngân hàng Trung ương Anh vào thứ Năm và các báo cáo việc làm của Mỹ sẽ diễn ra vào thứ Sáu.

370 nhà kinh tế đã phản đối Donald Trump

Bức thư này được công bố hôm qua, liệt kê 13 luận điểm kinh tế chống lại ứng cử viên Tổng thống Mỹ đảng Cộng hòa. Tuy nhiên, nó không nói rõ cử tri nên chọn ai thay cho ông Trump.

8 người được giải Nobel cùng 362 nhà kinh tế khác đã viết thư kêu gọi người Mỹ không nên bầu cho ông Donald Trump


"Donald Trump là một sự lựa chọn nguy hiểm và sẽ phá hủy đất nước này. Ông ta khiến cử tri nghĩ sai hướng, làm suy giảm lòng tin vào các cơ quan công cộng bằng các thuyết âm mưu", các nhà kinh tế cho biết, "Nếu được chọn, ông ta sẽ là mối nguy hiểm đặc biệt với các tổ chức kinh tế và với sự thịnh vượng của cả quốc gia. Vì những lý do này, chúng tôi thành thật khuyên mọi người không nên bỏ phiếu cho Donald Trump".
370-nha-kinh-te-phan-doi-donald-trump
Ông Donald Trump tham gia một sự kiện tại Ohio. Ảnh: Reuters
Bà Hillary Clinton - ứng cử viên Tổng thống Mỹ đảng Dân chủ cũng từng rơi vào tình trạng này. Hồi tháng 9, 306 nhà kinh tế học cũng viết thư phản đối các chính sách mà họ cho là "chương trình kinh tế tồi tệ".
Nhiều người từng dự báo các chính sách của ông Donald Trump sẽ gây ra nhiều hậu quả tiêu cực. Simon Johnson - nhà kinh tế tại Học viện Công nghệ Massachusetts hôm qua cho rằng nếu đắc cử, ông Trump "có thể khiến thị trường chứng khoán sụp đổ và đẩy cả thế giới vào suy thoái". Ông giải thích "các chính sách phản thương mại sẽ gây ra suy giảm nghiêm trọng, gần như tình cảnh mà người Anh trải qua sau khi bỏ phiếu rời Liên minh châu Âu (EU)".
Nhận định này có vẻ quá bi quan. Nhưng ở mức độ nào đó, nó cũng là nhận định của nhiều nhà kinh tế tại Wall Street, từ Citigroup đến Goldman Sachs. Theo Peter Boockvar – nhà phân tích tại The Lindsey Group, lý do chủ yếu là về bản chất, nhà đầu tư ghét sự bất ổn. Bà Hillary Clinton đại diện cho sự ổn định. Còn ông Trump khá khó đoán. Vì thế, chiến thắng của ông trong cuộc bỏ phiếu ngày 8/11 tới có thể sẽ châm ngòi cho một làn sóng bán tháo.

Đại biểu Phùng Văn Hùng: '5 năm mà tái cơ cấu kinh tế chưa về tới địa phương'

Ngày 2/11, thảo luận ở Quốc hội về kế hoạch tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2016 - 2020. Đại biểu Phùng Văn Hùng (Cao Bằng) cho rằng, việc chọn 3 khâu đột phá về thể chế, hạ tầng và nguồn nhân lực trong thực hiện tái cơ cấu 5 năm qua có ý nghĩa quan trọng. 

Kế hoạch tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2016-2020 khiến nhiều đại biểu Quốc hội trăn trở khi kết quả thực hiện những năm qua không đạt được như kỳ vọng.

Dù vậy, tái cơ cấu kinh tế chưa đạt mục tiêu đề ra, còn hạn chế. Nguyên nhân có nhiều, nhưng đại biểu Hùng nhấn mạnh đến nhận thức chưa đầy đủ từ Trung ương tới địa phương về tầm quan trọng tái cơ cấu kinh tế.

“Qua giám sát chúng tôi có cảm nhận 5 năm rồi nhưng tái cơ cấu vẫn chưa về tới địa phương”, ông Hùng nêu băn khoăn.
Đề cập tới bản kế hoạch tái cơ cấu mới được Chính phủ trình Quốc hội, ông Hùng nhận xét đây là bản kế hoạch "đầy tham vọng", tuy nhiên nguồn lực 10,5 triệu tỷ đồng tái cơ cấu Chính phủ đề cập trong đề án này "sẽ lấy nguồn ở đâu?".
"Cơ sở nào đưa ra con số 10,5 triệu tỷ đồng, tính khả thi tới đâu? Bản đề án cũng cần nhấn mạnh hơn nữa vai trò tham gia của nguồn lực ngoài Nhà nước, nếu không sẽ khó khả thi", ông Hùng nói.
Đại biểu Phùng Văn Hùng (Cao Bằng) phát biểu trên nghị trường
Đại biểu Phạm Phú Quốc (TP HCM) nêu vấn đề sau 30 năm đổi mới nền kinh tế có tăng trưởng, tuy nhiên thu nhập đầu người vẫn thấp hơn nhiều nước trong khu vực và trên thế giới. Cụ thể, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam năm 2015 là 2.100 USD, so với Indonesia hơn 3.300 USD, Malaysia hơn 9.700 USD, Thái Lan hơn 5.800 USD.
Theo ông Quốc, những hạn chế trong suốt 30 năm tăng trưởng là nền kinh tế vẫn còn thiếu tôn trọng các nguyên tắc của thị trường; vẫn còn can thiệp hành chính vào quá trình giao lưu hàng hoá; thiếu sự đồng bộ giữa các quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch ngành, quy hoạch đô thị,…
Ông Quốc nhấn mạnh mục tiêu của tái cơ cấu là phải tạo cho nền kinh tế thế chủ động, độc lập, tự do, không phụ thuộc vào nền kinh tế lớn khác. Ngoài 2 trụ cột đẩy mạnh quản lý Nhà nước và tái cơ cấu ngành kinh tế được đề cập trong đề án, đại biểu Quốc đề nghị bổ sung thêm trụ cột xác lập cộng đồng doanh nghiệp là đối tác của Chính phủ, là chủ lực trong tái cơ cấu kinh tế. "Được như vậy chúng ta sẽ vững như kiềng ba chân”, ông Quốc nói.
Vị đại biểu TP HCM cũng cho rằng trong tái cơ cấu cần hình thành các tập đoàn kinh tế tư nhân lớn; việc thu tiền cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước cần đúng mục đích, ý nghĩa, không nên sử dụng cho chi thường xuyên sẽ không bảo tồn được nguồn vốn.
dai-bieu-phung-van-hung-5-nam-ma-tai-co-cau-kinh-te-chua-ve-den-dia-phuong
Đại biểu Lê Quân (Hà Nội) cho rằng nguồn vốn đang dồi dào nhưng không có cơ hội đầu tư, sinh lời. Ảnh: Giang Huy
Rút kinh nghiệm từ tái cơ cấu giai đoạn vừa qua, đại biểu Phùng Văn Hùng đề nghị Quốc hội sẽ ra một Nghị quyết riêng về tái cơ cấu, trong đó người lãnh đạo ở Trung ương là Thủ tướng, còn tại địa phương là Chủ tịch UBND tỉnh. "Để quá trình tái cơ cấu thành công, Chính phủ cần quyết liệt, không khoan nhượng trong cuộc chiến chống tham nhũng, nhóm lợi ích...", ông Hùng nói.
Trong khi đó, đại biểu Lê Quân (Hà Nội) cho rằng, đề án chưa trả lời thoả đáng câu hỏi “làm thế nào huy động được nguồn lực trong dân?”.
Khi đề án chưa trả lời rõ câu hỏi trên, ông Quân nói, sẽ khó khơi gợi nguồn lực trong dân hiện được đánh giá là rất dồi dào vào quá trình cơ cấu lại nền kinh tế. Vị đại biểu TP Hà Nội nhấn mạnh, nhất thiết phải đẩy nhanh quá trình thoái vốn tại doanh nghiệp Nhà nước và “trám” vốn tư nhân vào khoảng trống này.
Theo ông Quân, không nên coi một số doanh nghiệp Nhà nước là "bò sữa" của ngân sách, bởi sau thoái vốn các doanh nghiệp này sẽ hoạt động hiệu quả hơn, đóng góp tốt hơn cho nền kinh tế.
"Hiện vốn trong dân, ngân hàng nhiều nhưng thiếu cơ hội đầu tư, sinh lời. Vì thế, thoái vốn ở doanh nghiệp Nhà nước tạo điều kiện để vốn tư nhân thay thế. Chính phủ có thể dành số vốn thu được ưu tiên cho phát triển hạ tầng, nhân lực", ông Quân phát biểu.

20% người dân nông thôn đang vay về tín dụng


Số liệu vừa được cung cấp tại Hội nghị Nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng cho thấy, mức độ sử dụng các dịch vụ này của người dân đang gia tăng mạnh. Theo Ngân hàng Nhà nước, tỷ lệ tiền mặt trong tổng lượng cung tiền M2 giảm từ 18% (năm 2005) xuống 11%.

Theo mục tiêu, đến năm 2020, 35-40% người trưởng thành ở nông thôn có tiết kiệm tại các tổ chức tín dụng và 15% số phòng giao dịch của ngân hàng hiện diện ở nông thôn.

Số tài khoản cá nhân hết năm 2015 đã gấp 15 lần so với năm 2004 khi đạt 36,77 triệu tài khoản. 20,67% người trưởng thành khu vực nông thôn có khoản vay ở tổ chức tài chính. Tốc độ gia tăng thanh toán qua Internet mỗi năm đạt 30-50% và đến nay trung bình mỗi tháng có khoảng 2 triệu khách hàng thanh toán tiền qua di động, số tiền trung bình khoảng 700.000 đồng mỗi người.
Hội nghị này được tổ chức nhằm nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng theo Đề án 1726 của Thủ tướng. Một trong 8 mục tiêu cụ thể của Đề án này là đến năm 2020, 70% dân số trưởng thành có tài khoản ở ngân hàng. Bên cạnh đó, 35-40% người trưởng thành ở nông thôn có tiết kiệm tại các tổ chức tín dụng và 15% số chi nhánh, phòng giao dịch của ngân hàng mở tại địa bàn nông thôn.
Theo thống kê, đến nay cả nước có gần 9.800 chi nhánh, phòng giao dịch; gần 17.000 (máy rút tiền tự động) ATM và gần 223.000 các điểm chấp nhận thanh toán thẻ (POS). Hiện 60 tổ chức tín dụng dùng Internet Banking, 35 ngân hàng có dịch vụ mobile banking.

Bí quyết để đầu tư nhà phố xây sẵn tránh mất oan tiền tỷ

Tổng giám đốc Công ty Tư vấn đầu tư Nam Phát, Nguyễn Mạc Hoài Nam cho biết, 10 tháng qua, làn sóng mua nhà xây sẵn để ở, làm của để dành, đầu tư đang diễn ra mạnh mẽ tại TP HCM (quận: 2, 9, 12, Thủ Đức, Gò Vấp) trong tình trạng hàng chưa xây xong đã bán hết. Dòng sản phẩm này cũng lan tỏa sang các tỉnh giáp ranh qua Hóc Môn, Nhà Bè, Củ Chi, Bình Chánh.

Có nhiều loại nhà phố xây sẵn đang được chào bán trên thị trường, chỉ cần chọn sai phân khúc có thể khiến nhà đầu tư gặp rủi ro lớn. 


Tuy nhiên, do trên thị trường có khá nhiều chủng loại nhà phố xây sẵn, trong đó một số dòng sản phẩm còn nhiều điểm hạn chế về chất lượng, pháp lý. Vì vậy, kênh đầu tư này bị đánh giá vẫn tiềm ẩn không ít rủi ro. Ông Nam chia sẻ những lưu ý đầu tư an toàn vào loại hình bất động sản này.   
bi-quyet-dau-tu-nha-pho-xay-san-tranh-mat-oan-tien-ty
Thị trường nhà phố xây sẵn có nhiều chủng loại, chọn sai phân khúc đầu tư có thể thiệt hại tiền tỷ. Ảnh: Hao Bui
Tài sản đang giao dịch thuộc nhóm nhà phố nào?
Nhà xây sẵn có nhiều chủng loại, tạm phân làm 4 nhóm cơ bản: nhà xây sẵn trong các dự án được phê duyệt chính thức; nhà xây trong khu phân lô; nhà có móng và tường riêng; nhà móng tường chung.
Nhà xây sẵn trong các dự án chính thức thường là nhà xây thô có hoàn thiện mặt ngoài. Khách hàng mua sẽ hoàn thiện nội thất, điện nước bên trong nhà. Nhà trong các dự án thường được kiểm soát chất lượng tốt hơn, có hồ sơ, bản vẽ, biên bản nghiệm thu các hạng mục công việc đầy đủ do đơn vị tư vấn giám sát xác nhận. Do đó, người mua nhà loại này thường yên tâm hơn về mặt chất lượng tuy nhiên giá thành cũng cao hơn so với mặt bằng chung.
Nhà xây sẵn trong các khu phân lô bán nền thường có chất lượng không đồng đều do việc kiểm soát chất lượng không chặt chẽ. Mặt khác, do người mua có dòng tiền hạn chế, không có thời gian hoặc kinh nghiệm xây dựng nhưng lại muốn giá thấp nên nhiều căn nhà xây sẵn loại này có giá thành thấp, chất lượng không đảm bảo. Nhà phố có móng và tường riêng pháp lý an toàn hơn móng và tường chung.
Khảo sát nhà xây sẵn các khu lân cận
Hỏi thăm những người đang sử dụng các nhà lân cận để biết về chất lượng thực tế xây dựng là cách sàng lọc thông tin tích cực. Đây là những thông tin khách quan và chính xác nhất về chất lượng xây dựng thực tế do nhà đầu tư chủ động tiếp cận.
Biết rõ nhà do ai xây dựng 
Nếu đơn vị xây dựng là công ty xây dựng có uy tín trên thị trường thì điều này cũng đảm bảo chất lượng sản phẩm. Nhưng nếu đơn vị xây dựng là công ty chưa có tiếng tăm hoặc nhà thầu tự do thì cần tiến hành thêm nhiều bước khảo sát tiếp theo. 
Nắm được hồ sơ xây dựng căn nhà
Ngoài giấy phép xây dựng, người mua cần các bản vẽ thiết kế chi tiết phần kết cấu, kiến trúc, điện nước, các bản kê vật liệu thi công. Các bản nghiệm thu hạng mục và các ảnh chụp thực tế khi nghiệm thu.
Đánh giá chất lượng thi công - giá trị xây dựng
Đánh giá này chỉ mang tính sơ bộ nhưng rất cần thiết. Nếu có sử dụng cọc bê tông ép để làm móng, cần xác định độ sâu cần ép của cọc là bao nhiêu. Vấn đề này có thể hỏi người bán hoặc các nhà lân cận đã xây trước đó để biết. Giá bình quân cho một mét cọc khoảng 250.000 đồng. Công ép tầm 20-30 triệu đồng. Móng cho mỗi cột nhà từ 2 đến 3 cọc. Phần đài cọc lấy bằng khoảng 25-20% giá xây thô.
Móng băng giá khoảng 30-50 giá xây thô. Phần xây dựng hoàn thiện giá khoảng từ 4,5-5,5 triệu đồng/m2. Cách tính diện tích hoàn thiện như sau: tầng trệt và các lầu tính toàn bộ diện tích xung quanh. Phần mái và sân tính bằng 50% diện tích.Giá phần xây thô từ 2,7-3 triệu đồng/m2. Khi tính được sơ bộ giá thành của căn nhà nếu thấy giá thấp hơn giá ước tính nhiều thì cần xem xét kỹ hơn về chất lượng. 

Mỹ nhiều khả năng tăng lãi suất ở tháng 12

Dù kinh tế Mỹ gần đây khởi sắc, tăng trưởng cả năm được cho là vẫn không thể đạt 2%. Và tăng trưởng quý IV cũng được dự báo khó bùng nổ như quý III. Việc này sẽ đẩy Fed vào tình cảnh tương tự năm ngoái - nâng lãi suất trong quý mà GDP chỉ tăng 0,9%.

Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) được cho là sẽ quyết định tăng lãi trong điều kiện kinh tế khó khăn, tương tự như cuối năm 2015.


Sau khi ra tín hiệu rõ ràng hồi tháng 10 về khả năng hành động trong tháng 12, Fed sẽ chẳng còn lựa chọn nào khác ngoài việc làm đúng như vậy. Thị trường hiện cũng đặt cược khả năng tăng lãi tháng 12 là 74%.
my-nhieu-kha-nang-tang-lai-suat-vao-thang-12
Fed sẽ chưa tăng lãi trong phiên họp hôm nay, mà để đến tháng 12. Ảnh: Reuters
Tuy nhiên, động thái lần này sẽ có vài điểm khác trong cách tiếp cận. Một là kết thúc phiên họp chính sách hôm nay, Fed sẽ chỉ ra tín hiệu, chứ không hứa hẹn tăng lãi suất. Hai là, khi nâng lãi năm ngoái, quan chức Fed ám chỉ sẽ tăng 4 lần nữa trong năm 2016. Nhưng đến nay thậm chí còn chưa diễn ra lần nào.
Vì vậy năm nay, nếu Ủy ban Thị trường Mở liên bang (thuộc Fed) tăng lãi, ngôn ngữ họ sử dụng sẽ ám chỉ tốc độ tăng chậm trong tương lai. "Chúng tôi kỳ vọng Fed sẽ chỉnh sửa ngôn ngữ để nhấn mạnh rằng việc tăng lãi có khả năng diễn ra vào tháng 12. Theo quan điểm của chúng tôi, Fed không thể trì hoãn việc này nữa. Mục đích của họ là đánh tiếng về động thái trong tháng 12, nhưng tốc độ sau đó sẽ rất chậm", các nhà kinh tế học tại Bank of America Merrill Lynch cho biết.
Giới phân tích giờ dự báo mục tiêu lãi suất của Fed là 0,41%, và cuối năm 2018 là 0,94%. Fed giảm tốc độ tăng lãi do tăng trưởng kinh tế và lạm phát đều chậm lại.
Quý III, GDP Mỹ tăng 2,9%. Tuy nhiên, tốc độ này chủ yếu nhờ xuất khẩu và các yếu tố không bền vững khác. Do đó, nó khó có thể duy trì. Lạm phát Mỹ còn cách xa mục tiêu 2% hiện tại và tiêu dùng cá nhân cũng dưới mục tiêu suốt 53 tháng liên tục, David Rosenberg - kinh tế trưởng tại Gluskin Sheff cho biết.
Nhìn tổng thể, quý IV có khởi đầu khá chật vật. Goldman Sachs Analyst Index - chỉ số đo tăng trưởng của nhà băng này, đã xuống 48 trong tháng 10. Chỉ số dưới 50 cho thấy hoạt động kinh tế co lại. Nguyên nhân là doanh số bán hàng và xuất khẩu giảm, đơn hàng mới cũng giảm, trong khi tồn kho gần như đứng yên. Goldman nhận xét tăng trưởng hiện "yếu nhưng ổn định". Còn Fed thì giờ sẽ phải rất thận trọng với cả ngôn ngữ và hành động của mình.

100 tỷ đồng xây trung tâm tiện ích đầu tiên cho công nhân ở TP HCM

Ngày 2/11, tòa nhà dịch vụ Linh Trung 1 - Joy Citipoint nằm trong khu chế xuất Linh Trung (quận Thủ Đức, TP HCM) chính thức được đưa vào vận hành. Công trình do Công ty TNHH Sepzone-Linh Trung, đồng thời là đơn vị quản lý cơ sở hạ tầng của khu chế xuất Linh Trung làm chủ đầu tư với tổng vốn ban đầu ước tính hơn 100 tỷ đồng.

Tòa nhà nằm trong khu chế xuất Linh Trung (quận Thủ Đức) có tổng vốn đầu tư hơn 100 tỷ đồng bắt đầu hoạt động từ hôm nay để phục vụ cho công nhân, người lao động thu nhập thấp.

Công trình được thiết kế gồm 3 tầng với tổng diện tích sàn xây dựng 8.700 m2, tích hợp nhiều dịch vụ đa dạng như khu vui chơi, khu mua sắm, trung tâm thể thao và rạp chiếu phim… có khả năng phục vụ khoảng 40.000 công nhân đang làm việc trong khu chế xuất và vùng phụ cận.
100-ty-dong-xay-trung-tam-tien-ich-dau-tien-cho-cong-nhan-tp-hcm
Công nhân mua sắm tại tòa nhà dịch vụ Linh Trung 1 trong ngày đầu khai trương. Ảnh: Phương Đông
Ông Lê Hoàng Minh, đại diện chủ đầu tư cho biết, tính đến thời điểm hiện tại, diện tích mặt bằng cho thuê đạt khoảng 70% và hầu hết là những thương hiệu thời trang, ẩm thực thuộc phân khúc bình dân.
“Dự án hướng đến đối tượng công nhân, người lao động có thu nhập trung bình thấp nên các chương trình khuyến mãi, trợ giá sẽ được tổ chức thường xuyên và thông báo trực tiếp cho công đoàn 30 doanh nghiệp hoạt động tại đây”, ông Minh nói.
Theo đánh giá của Ban Quản lý các khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, đây là trung tâm dịch vụ tiện ích phục vụ cho đối tượng công nhân, người lao động đầu tiên được triển khai thí điểm trên địa bàn TP HCM. Sau khi vận hành ổn định công trình này, mô hình sẽ được đại diện các bên liên quan xem xét để nhân rộng ra các khu chế xuất và công nghiệp khác như Tân Thuận (quận 7), Lê Minh Xuân (huyện Bình Chánh)…  

Hơn 60% người trẻ ở châu Á Thái Bình Dương không mua nổi nhà


Trưởng bộ phận Nghiên cứu CBRE châu Á Thái Bình Dương, Tiến sĩ Henry Chin đánh giá, thế hệ những người trong độ tuổi 22-29 đại diện cho nguồn sức mạnh tiêu dùng nhanh nhất trong khu vực. 

Khảo sát thực hiện trên 5.000 thanh niên trong độ tuổi 22-29 tại châu Á Thái Bình Dương cho thấy 65% người dự định mua nhà trong tương lai, nhưng 63% công dân trẻ không đủ khả năng tài chính thực hiện kế hoạch này.

Từ tháng 12/2015, Bộ phận nghiên cứu CBRE nghiên cứu khảo sát lối sống, hành vi tiêu dùng và kế hoạch mua nhà của 13.000 người trong độ tuổi 22-29 trên toàn cầu (còn được gọi là thế hệ Y, tức chỉ những người sinh năm 1980 đến trước năm 2000). Cuộc khảo sát đã nhận được ý kiến trả lời từ 5.000 người tại châu Á Thái Bình Dương (Australia, Trung Quốc, Hong Kong, Ấn Độ và Nhật Bản).

Kết quả nghiên cứu cho thấy hầu hết thế hệ Y tiết kiệm để mua nhà và chi tiêu một cách thận trọng. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng thế hệ này mong muốn theo đuổi nghề nghiệp ổn định. Tuy nhiên, họ cũng xem xét nhiều yếu tố khi lựa chọn nơi làm việc, với 71% người trả lời sẵn sàng từ bỏ các phúc lợi khác cho một môi trường làm việc tốt hơn.
Gần hai phần ba thế hệ Y trong khu vực vẫn sống cùng gia đình do cả tập quán văn hóa lẫn yếu tố tài chính. Tại hầu hết các thị trường được khảo sát, chi phí nhà ở cao trong khu vực đang tạo ra thách thức cho thế hệ Y trong việc tích lũy nguồn vốn cần thiết để mua căn nhà riêng cho họ.
Khảo sát cho thấy thế hệ Y tại châu Á Thái Bình Dương có mong muốn sở hữu căn nhà riêng, với 65% người trả lời có kế hoạch mua nhà trong tương lai. Tuy nhiên, 63% người trả lời cho biết họ buộc phải thuê chỗ ở vì không đủ khả năng mua nhà. Những người này cho hay họ sẽ tiếp tục thuê cho đến khi họ đủ tiềm lực tài chính và tìm được căn nhà đáp ứng được tiêu chuẩn về chất lượng, kích thước và địa điểm.
Thế hệ Y mua sắm trực tuyến ở mức trung bình 4-7 ngày trong một tháng, nhưng chỉ tại các cửa hàng, đặc biệt là trung tâm mua sắm mới đáp ứng được những yêu cầu về trải nghiệm và yếu tố xã hội của họ. Những người này đến các trung tâm mua sắm với nhiều mục đích khác ngoài việc mua hàng, như ăn uống, dịch vụ ngân hàng và tham quan triển lãm với tần suất trung bình 3 ngày trong một tháng. Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế chậm lại và mong muốn tiết kiệm để mua nhà có thể giảm thiểu chi tiêu cho các hoạt động thư giãn trong tương lai, theo nhận định của CBRE.
Nhóm người trẻ này cũng có ảnh hưởng lớn nhất đến việc tạo lập xu hướng tương lai cho bất động sản thông qua hành vi lối sống, nhu cầu và ưu tiên cho cuộc sống, công việc và giải trí của họ.
Chuyên gia này nhận định, các chủ đầu tư và chính quyền nên lưu ý đến xu hướng này bằng cách xây dựng nhiều nhà ở bình dân để cho thuê và bán. Để giảm thiểu thách thức cho thế hệ Y trong việc tích lũy vốn cho các khoản thanh toán, cần có sự đổi mới trong việc cơ cấu nguồn vốn vay cho những người trẻ mua nhà lần đầu.

Chàng nông dân ở miền Tây thu trăm triệu mỗi tháng từ đặc sản chà bông ếch

Từng sở hữu trang trại nuôi ếch rộng hơn 5.000 m2 nhưng đến đầu năm 2015, mô hình này của Nữa bắt đầu thua lỗ do thị trường tiêu thụ biến động mạnh, giá cả bấp bênh. Để giải quyết lượng hàng không tìm được đầu ra, anh nghĩ đến việc chế biến chà bông và sấy khô như các loại thịt khác. 

Trước việc lượng ếch tươi sống không tìm được đầu ra, chàng nông dân Nguyễn Văn Nữa ở huyện Tháp Mười, Đồng Tháp đã nảy ra ý tưởng sản xuất chà bông và sấy khô.


“Tôi nghĩ đơn giản là thịt heo, thịt bò có thể làm chà bông thì chắc chắn ếch cũng tương tự. Ban đầu, mọi công đoạn chế biến hoàn toàn thủ công nên thành phẩm rất ít, chỉ đủ ăn trong gia đình và một ít tặng bạn bè”, anh Nữa chia sẻ về ý tưởng của mình. Sau khi nhận được phản hồi tích cực và động viên từ mọi người, anh quyết định đầu tư vốn để chuyển sang sản xuất tự động.
chang-nong-dan-mien-tay-thu-tram-trieu-moi-thang-tu-dac-san-cha-bong-ech
Sản phẩm ếch chế biến của chàng nông dân Nguyễn Văn Nữa. Ảnh: Phương Đông  
Từ suy nghĩ đó, những mẻ chà bông ếch đầu tiên ra đời theo quy trình và thiết bị sản xuất chà bông heo nhưng hương vị không như mong muốn, phải đổ bỏ hàng loạt. Không nản chí sau nhiều lần thất bại, Nữa tiếp tục mày mò công thức chế biến và nhờ đến sự hỗ trợ của giảng viên ngành công nghiệp thực phẩm tại Đại học Cần Thơ để hoàn thiện quy trình riêng cho sản phẩm của mình. Để thu thập đánh giá của nhiều đối tượng khách hàng, chàng nông dân quê Đồng Tháp vượt hàng trăm cây số lên TP HCM tham gia các hội chợ nông nghiệp và chào hàng vào quán nhậu, nhà hàng. 
Anh Nữa cho biết, chính anh cũng nghi ngờ về khả năng tiêu thụ mặt hàng này nên chỉ sản xuất cầm chừng vài kg mỗi tuần, nhưng sau đó lại bất ngờ vì được đón nhận nồng nhiệt. Nhận thấy tiềm năng phát triển của hai món đặc sản này nên anh quyết định đầu tư hơn 400 triệu đồng xây dựng dây chuyền sản xuất, chiếu xạ và đóng gói. Đối với sản phẩm ếch sấy khô, cứ 8 đến 10 kg thịt tươi nguyên con sẽ cho ra một kg khô. Riêng sản xuất chà bông ếch thì chỉ sử dụng phần thịt đùi, trung bình 4 kg tạo thành một kg chà bông.
Sau gần một năm vừa thử nghiệm, vừa tìm hiểu thị trường thì đầu năm nay, sản phẩm của chàng nông dân này chính thức tung ra thị trường với thương hiệu “Chà bông ếch Bảy Nữa” được đăng ký độc quyền tại Cục Sở hữu trí tuệ. 
Trung bình mỗi tuần cơ sở của anh sản xuất được hơn 60 kg thành phẩm, cung cấp chủ yếu cho người quen, quán nhậu với giá từ 600.000 đến 700.000 đồng một kg. Hiện một số cửa hàng kinh doanh đặc sản tại TP HCM, Hà Nội… liên hệ đặt hàng số lượng lớn nhưng anh phải từ chối do không đủ hàng. 
Theo tính toán của anh Nữa, hiện một kg ếch tươi dao động khoảng 25.000 đồng. Với quy mô hiện tại, mỗi tháng cơ sở thu về xấp xỉ 120 triệu đồng và có thể lãi phân nửa sau khi trừ tất cả chi phí.
“Tuy tình hình kinh doanh khả quan nhưng tôi vẫn đang loay hoay bởi nhiều khó khăn. Yếu tố đầu tiên và kéo dài đến hiện tại là việc thay đổi từ một nông dân chỉ am hiểu kỹ thuật chăn nuôi sang làm thực phẩm sạch nên tôi còn nhiều thứ ngỡ ngàng, không chuyên nghiệp được”, anh Nữa chia sẻ, đồng thời cũng thừa nhận dù sản phẩm của mình đang hút khách và được nhiều khen ngợi về chất lượng, nhưng bao bì và thời hạn bảo quản là hai vấn đề thường xuyên bị than phiền.  
Chia sẻ về dự định phát triển trong thời gian tới, anh Nữa cho biết trước mắt sẽ mở rộng dây chuyền sản xuất, tiếp đến tập trung vào xây dựng thương hiệu và tiếp cận những hệ thống siêu thị, nhà hàng lớn tại TP HCM. Bên cạnh đó, anh đang tìm hiểu cách chế biến thực phẩm dạng viên từ thịt ếch xay nhuyễn, nhằm tận dụng tối đa các bộ phận của ếch.

Người Venezuela phải cân tiền nếu đi mua sắm

Từng là một trong những tiền tệ mạnh nhất thế giới, đồng bolivar giờ lại mất giá trầm trọng. Kể cả việc mua những mặt hàng thiết yếu nhất cũng cần hàng trăm tờ tiền.

Tại một cửa hàng ở thủ đô Caracas, ông Humberto Gonzalez đang nhấc những tảng pho mát ra khỏi cân và thay bằng hàng chồng tiền bolivar của khách.

Nội tệ Venezuela đã mất giá đến mức mỗi khi có người mua hàng, thay vì đếm tiền, ông Gonzalez đành phải cân cho nhanh. "Buồn quá. Giờ chắc pho mát còn đáng giá hơn", ông nói.

Đây cũng là một trong những dấu hiệu rõ ràng nhất của việc lạm phát phi mã có thể xảy ra tại đây. Dĩ nhiên, không phải ở đâu người ta cũng cân tiền. Nhưng việc này đang ngày càng phổ biến, khiến mọi người nhớ đến tình cảnh của nước Đức sau Đại chiến Thế giới I, Nam Tư thập niên 90 và Zimbabwe cách đây một thập kỷ.
"Khi việc cân tiền xuất hiện, tức là dấu hiệu lạm phát phi mã rồi. Nhưng vì Chính phủ không công bố số liệu chính thức, nên người dân không biết tình hình tệ đến thế nào mà thôi", Jesus Casique - chuyên gia tài chính tại Capital Market Finance cho biết.
nguoi-venezuela-phai-can-tien-khi-di-mua-sam
Một chủ tiệm bánh ở Caracas đang cân tiền. Ảnh: Bloomberg
 Người mua phải để tiền trong túi du lịch lớn trước khi ra đường. Còn người bán phải để tiền trong hộp, vì ngăn kéo không đủ chỗ chứa. Các nhà kinh tế học dự báo lạm phát năm nay tại Venezuela vào khoảng 200% - 1.500%.
Đến giờ, bất chấp đồng bolivar lao dốc, Chính phủ vẫn từ chối in tiền mệnh giá lớn. Đồng tiền mệnh giá cao nhất nước này hiện là 100 bolivar, có giá chưa đến 0,1 USD. Dù vậy, theo một nguồn tin thân cận, vài tuần trước, Chính phủ đã lặng lẽ đề nghị 5 công ty đấu thầu in tiền mệnh giá lớn, như 500, 1.000, 5.000, 10.000 và cả 20.000 bolivar.
Họ được yêu cầu in tiền trước dịp trả thưởng Giáng Sinh. Thông thường, những đơn hàng này mất 4-6 tháng mới hoàn thành. Nhưng hiện tại, chưa công ty nào được chọn. Vì thế, để tiết kiệm thời gian và chi phí, Chính phủ đang cân nhắc chỉ thay đổi màu sắc và thêm vài số 0 vào thiết kế của tiền cũ mà thôi ma túy. "Tôi có cả núi tiền ấy, mỗi ngày lại có nhiều thêm", anh nói.
Hiện tại, rất nhiều người Venezuela đang phải sống trong tình thế tiến thoái lưỡng nan - có tiền mà chẳng mua được gì. Thêm vào đó, trước khi đi mua sắm, họ còn phải xếp hàng dài trước các ngân hàng, do ATM ngày càng hiếm hoi và còn áp trần rút tiền. Nhiều thị trấn còn chẳng có cây nào. Cách đây 2 năm, một ATM vài ngày mới phải nạp tiền một lần. Còn giờ việc này xảy ra cứ vài tiếng một lần.
Jose Marcano - một nhân viên 26 tuổi - luôn cảm thấy áp lực. Mỗi tuần, anh phải mất hàng giờ gửi tiền vào ngân hàng cho ông chủ. Khi đó, anh sẽ để tiền trong túi đen, chở đi bằng xe máy. Nếu không gửi được, anh sẽ chẳng dám dừng xe khi gặp đèn đỏ hay biển báo, vì sợ bị cướp.
Còn những người như Bremmer Rodrigues - chủ một tiệm bánh ở ngoại ô Caracas thì luôn lo lắng phải làm gì với hàng bao tải tiền. Mỗi ngày, anh nhận về hàng trăm nghìn tờ. Anh phải giấu quanh phòng, chờ đến lúc có thể xếp vào hộp và mang đi gửi ngân hàng. Rodrigues cho biết nếu có ai đó thấy mình trên đường, chắc sẽ tưởng anh đi buôn 

Quốc hội bàn chuyện tái cơ cấu kinh tế cùng với hơn 10 triệu tỷ đồng

Theo nghị trình, kế hoạch tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2016-2020 sẽ là một trong hai nội dung quan trọng được Quốc hội bàn thảo hôm nay tại hội trường, bên cạnh việc đánh giá lại tình hình kinh tế - xã hội năm qua. Đây được xem là bản kế hoạch quan trọng, mà việc thực hiện sẽ quyết định diện mạo kinh tế Việt Nam trong nhiều năm sau đó.

Vấn đề đặt ra với công cuộc tái cơ cấu kinh tế những năm tới không nằm ở con số tổng đầu tư toàn xã hội, mà ở việc nguồn lực sẽ được phân bổ như thế nào cho hiệu quả.

Nó cũng được thực hiện sau khi cả nền kinh tế đã tiến hành tái cơ cấu trong vòng 4 năm qua trên 3 trụ cột (tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước, đầu tư công và tài chính - ngân hàng) song kết quả thu được còn nhiều hạn chế.

Trong ngày khai mạc kỳ họp (20/10), Bộ trưởng Kế hoạch & Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã báo cáo trước Quốc hội về kế hoạch tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2016 – 2020 với tổng nguồn lực thực hiện dự kiến khoảng 10,57 triệu tỷ đồng, nằm trong khuôn khổ các nguồn lực huy động chung của nền kinh tế. Trong đó, mục tiêu bao trùm lên cả kế hoạch là quá trình tái cơ cấu mới, gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo chiều sâu.
quoc-hoi-ban-chuyen-tai-co-cau-kinh-te-voi-hon-10-trieu-ty-dong
Công cuộc tái cơ cấu nền kinh tế được thực hiện từ năm 2013 đến nay, song chưa mang lại kết quả như kỳ vọng. Ảnh minh hoạ: Reuters
Nhiều ý kiến đã mổ xẻ con số 10,57 triệu tỷ đồng, tương đương khoảng 500 tỷ USD. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, vấn đề cần được chú ý không phải ở con số, vốn được cắt nghĩa là tổng đầu tư toàn xã hội, mà là bản đề án đã thể hiện sự thay đổi tư duy gì và việc thực hiện những thay đổi đó sẽ được tiến hành ra sao.
Những lo ngại này là hoàn toàn có cơ sở bởi sau 4 năm thực hiện tái cơ cấu kinh tế vừa qua, kết quả đạt được vẫn khác xa với những kỳ vọng ban đầu về việc chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.
5 nội dung trọng tâm của kế hoạch tái cơ cấu nền kinh tế
giai đoạn 2016-2020
1. Phát triển mạnh khu vực kinh tế tư nhân trong nước và thu hút hợp lý đầu tư trực tiếp nước ngoài.
2. Tái cơ cấu khu vực kinh tế nhà nước: tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, tái cơ cấu đầu tư công, tái cơ cấu ngân sách Nhà nước và khu vực dịch vụ sự nghiệp công.
3. Tái cơ cấu thị trường tài chính, trọng tâm là tái cơ cấu các tổ chức tín dụng và thị trường chứng khoán.
4. Hiện đại hóa công tác quy hoạch,cơ cấu ngành và vùng kinh tế theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, gắn với đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế.
5. Tái cơ cấu thị trường các nhân tố sản xuất quan trọng, bao gồm thị trường quyền sử dụng đất, thị trường lao động và thị trường khoa học công nghệ.
Phát biểu gần đây tại hội thảo chuyên đề về vấn đề này, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam – Tiến sĩ Trần Đình Thiên đánh giá kinh tế thời gian qua tiếp tục “mở” theo chiều rộng thay vì mục tiêu chiều sâu, trong khi cả 3 trụ cột tái cơ cấu đều chuyển biến chậm chạp, trì trệ.
Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) – Tiến sĩ Nguyễn Đình Cung thì cho rằng, cách tiếp cận theo bề rộng dựa vào gia tăng khối lượng, số lượng đầu vào, khai thác tài nguyên, lao động giá rẻ đã không thể tiếp tục do nguồn lực đã huy động tới hạn. “Trong thời gian dài, Nhà nước đã đặt trọng tâm là luôn huy động, chứ không phải phân bổ nguồn lực hiệu quả. Cách thức tăng trưởng như thế chắc chắn tạo rủi ro bất ổn kinh tế và bỏ qua các cải cách thị trường”, ông Cung cảnh báo.
Trong kế hoạch tái cơ cấu kinh tế lần này, cơ quan soạn thảo đã chỉ rõ 3 mục tiêu và 5 quan điểm của kế hoạch, để từ đó đưa ra 5 nội dung tái cơ cấu kinh tế trọng tâm, với 10 nhiệm vụ tái cơ cấu ưu tiên. Các nhiệm vụ này được lựa chọn dựa trên tác động đến tổng thể tái cơ cấu kinh tế, tính khả thi, sự phụ thuộc vào Ngân sách nhà nước và phù hợp cam kết, yêu cầu trong quá trình hội nhập quốc tế.
Tuy nhiên, không phải nội dung trọng tâm nào cũng có nhiệm vụ ưu tiên đi kèm. Bên cạnh đó, chính những nhiệm vụ tái cơ cấu trọng điểm đã đề ra phần nào đã thể hiện tinh thần, định hướng cho mô hình tăng trưởng mới của Chính phủ.
Như với nội dung trọng tâm đầu tiên của kế hoạch là về phát triển mạnh kinh tế tư nhân trong nước và thu hút hợp lý đầu tư trực tiếp nước ngoài, thì nhiệm vụ ưu tiên mới chỉ hướng tới việc cải thiện điều kiện chung là môi trường kinh doanh, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp tư nhân ở cả cấp Trung ương và địa phương... trong khi vị trí, vai trò của khu vực này vẫn chưa thực sự được xác định rõ ràng.
Bên cạnh một số nhiệm vụ ưu tiên của các nội dung trọng tâm tiếp tục được thực hiện như hoàn thiện thể chế đầu tư công, kiên quyết cổ phần hóa, thoái vốn Nhà nước hay tái cơ cấu các đơn vị sự nghiệp theo hướng tự chủ, trách nhiệm và cạnh tranh thị trường, thì kế hoạch lần này đặt khá nhiều kỳ vọng vào tái cơ cấu thị trường tài chính. Ngoài câu chuyện nợ xấu của hệ thống ngân hàng, việc áp dụng tiêu chuẩn Basel II tại các tổ chức tín dụng đã trở thành một nhiệm vụ ưu tiên thực hiện trong thời gian tới. Bên cạnh đó là việc phát triển thị trường chứng khoán, trái phiếu và bảo hiểm với mục tiêu cải thiện chất lượng và nâng cao hiệu quả hoạt động.
quoc-hoi-ban-chuyen-tai-co-cau-kinh-te-voi-hon-10-trieu-ty-dong-1
Kế hoạch tái cơ cấu nền kinh tế kỳ vọng sẽ được Quốc hội mổ xẻ, làm rõ trong phiên thảo luận hôm nay. Ảnh: Giang Huy
Nhiệm vụ ưu tiên khác là vấn đề bãi bỏ hoặc nới lỏng các quy định đang cản trở tập trung, tích tụ đất nông nghiệp, tiến tới hoàn thiện khung pháp luật thúc đẩy thị trường đất đai hoạt động hiệu quả, nằm trong mục tiêu số 5 là tái cơ cấu thị trường các nhân tố sản xuất quan trọng, trong đó bao gồm thị trường quyền sử dụng đất.
Câu chuyện về tích tụ đất nông nghiệp từng được mang ra bàn thảo thời gian trước, nhiều ý kiến của chuyên gia xung quanh câu chuyện này đưa ra vấn đề có nên áp dụng theo mô hình của Nhật Bản xây dựng ngân hàng đất nông nghiệp. Lý do được đưa ra là bởi nhiều doanh nghiệp lớn hiện nay với công nghệ hiện đại muốn tham gia vào lĩnh vực này nhưng không có đủ diện tích đất nông nghiệp để xây dựng các mô hình mẫu lớn, trong khi năng suất lao động của người nông dân không cao gây lãng phí tài nguyên.
Nói về câu chuyện tái cơ cấu, ông Nguyễn Đình Cung cho rằng, Nhà nước phải đối diện với nguyên tắc cơ bản là nguồn lực luôn khan hiếm, nên phải sử dụng vào nơi tốt nhất, hiệu quả nhất, chứ không phải đầu tư theo kiểu xin – cho lâu nay. “Đề án tái cơ cấu kinh tế nằm ở vấn đề cải cách kinh tế và đặc biệt là thiết lập thể chế kinh tế thị trường. Cách tiếp cận chính của đề án tái cơ cấu kinh tế là làm cho nguồn lực hiệu quả hơn, chứ không phải bỏ thêm nhiều vốn để thúc đẩy tăng trưởng”, ông Cung nhấn mạnh.
Dự kiến Ngân sách Nhà nước của các bộ, ngành và địa phương sẽ chiếm tỷ lệ lớn trong tổng nguồn lực thực hiện kế hoạch tái cơ cấu, khoảng 3,57 triệu tỷ đồng, gần 180 tỷ USD. Nguồn vốn đầu tư nước ngoài dự kiến đóng góp khoảng 1,4 triệu tỷ đồng, tương đương 68 tỷ USD.
Chính phủ cũng tính đến huy động thêm nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi, dự kiến đạt 39,5 tỷ USD trong 5 năm tới. Ngoài ra, một số nguồn vốn khác cũng được huy động như thoái vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp lớn sẽ thu về khoảng 15-20 tỷ USD… Tuy ngân sách chiếm 1/3 nguồn lực, nhưng quan điểm của Chính phủ là hạn chế tối đa việc huy động từ ngân sách Nhà nước để thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế.
Chỉ tiêuKết quả đạt được giai đoạn 2011-2015
(bình quân năm)
Mục tiêu giai đoạn
2016-2020

(bình quân năm)
Tăng trưởng kinh tế5,9%
Kịch bản 1: 7,01%
Kịch bản 2: 6,86%
Kịch bản 3: 6,55%
Tốc độ tăng Năng suất lao động3,8%5,5-6%
Đóng góp của chỉ số Năng suất các yếu tố tổng hợp (TFP) trong GDP28,94%30-35%
Lạm phát18,13% năm 2011 giảm còn 2% năm 2015Dưới 4% những năm đầu và dưới 3% vào năm 2020
Nợ công61,3% GDP
(cuối năm 2015)
Không quá 65% GDP
Tổng đầu tư xã hội31,2% GDP32-34% GDP
Thâm hụt ngân sách5% GDPDưới 4% GDP năm 2020 và dưới 3% giai đoạn tiếp theo
Chi ngân sách Nhà nước cho đầu tư phát triển 24-25% dự toán
Nợ xấu17,43% tháng 9/2012 giảm còn 2,9% tháng 9/2015Dưới 3%
Số ngân hàng áp dụng Basel II10
(thí điểm cuối 2014)
12–15
Vốn hóa thị trường cổ phiếu33% GDP 
(cuối năm 2015)
70% GDP
Vốn hóa dư nợ thị trường trái phiếu23% GDP
(cuối năm 2015)
30% GDP

Hoàng Anh Gia Lai nhận 1.424 tỷ đồng tạm ứng bán thủy điện

Tại Đại hội đồng cổ đông tổ chức tháng 9, tập đoàn của Bầu Đức đã cho biết về kế hoạch sẽ thanh lý các dự án thủy điện tại Lào. Trong đó, dự án Thủy điện Nậm Kông 2 đang được xây dựng và hoàn thiện, còn Nậm Kông 3 vẫn trong quá trình đầu tư xây dựng.

Kết thúc quý III, khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền của tập đoàn đạt gần 900 tỷ đồng.

Theo báo cáo tài chính quý III mới được công bố, Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (Mã CK: HAG) đã nhận tạm ứng của khách hàng mua dự án thủy điện gần 1.424 tỷ đồng và việc chuyển nhượng vẫn chưa hoàn tất. Chi phí xây dựng dở dang đối với nhà máy thủy điện của tập đoàn tới cuối quý III gần 3.412 tỷ đồng, tăng nhẹ so với đầu năm.
Về kết quả kinh doanh, Hoàng Anh Gia Lai ghi nhận doanh thu 1.253,7 tỷ đồng trong quý III, sụt giảm 42% cùng kỳ, chủ yếu do doanh thu bán bò và các sản phẩm ngành đường giảm mạnh. Chi phí lãi vay tiếp tục gia tăng, cùng với các khoản chi phí phát sinh khác khiến tập đoàn lỗ sau thuế hơn 77 tỷ đồng.
Lũy kế 9 tháng đầu năm, mặc dù doanh thu của tập đoàn chỉ giảm hơn 5% cùng kỳ nhưng giá vốn tăng cao khiến lợi nhuận gộp giảm gần 60% còn 764 tỷ đồng. Lỗ sau thuế ghi nhận ở mức 1.268 tỷ đồng.
Trước đó, Hội đồng quản trị tập đoàn đã trình cổ đông kế hoạch kinh doanh năm 2016 với 5.838 tỷ đồng doanh thu thuần, 737 tỷ đồng lợi nhuận gộp và lỗ 1.191 tỷ cho cả năm. Con số lỗ bằng với kết quả 6 tháng đầu năm của tập đoàn đã công bố trước đó, với mục tiêu trong 6 tháng cuối năm không thua lỗ thêm.
Tính đến cuối quý III, tổng tài sản của Hoàng Anh Gia Lai đạt gần 52.304 tỷ đồng, tăng nhẹ hơn 3.000 tỷ so với thời điểm đầu năm. Tổng nợ phải trả của tập đoàn ở mức 34.893 tỷ đồng, chiếm 66,7% tổng cơ cấu nguồn vốn. Trong đó, vay ngắn hạn và dài hạn gần 25.850 tỷ đồng.

Lợi nhuận hãng vận tải biển lớn nhất trên thế giới giảm nửa

Hãng cho biết mảng tàu container chủ chốt đã thua lỗ, do cước vận tải biển giảm mạnh. Giá dầu thấp cũng gây sức ép lên lợi nhuận mảng nhiên liệu - một mảng chủ chốt khác của công ty. Sau tin tức trên, cổ phiếu hãng tàu Đan Mạch này đã mất 9%.

Maersk chỉ đạt 438 triệu USD lợi nhuận ròng trong quý III, thấp hơn nhiều so với dự báo của giới phân tích và 778 triệu USD cùng kỳ năm ngoái.

Hãng vẫn giữ nguyên dự báo lợi nhuận năm nay ở mức thấp hơn nhiều so với 1,3 tỷ USD năm ngoái. "Chúng tôi đang tăng trưởng tốt hơn trung bình thị trường và có thêm thị phần trong quý III", Soren Skou - CEO Maersk cho biết. Ông cũng nhấn mạnh họ đang nỗ lực tăng thị phần sau sự sụp đổ của Hanjin Shipping (Hàn Quốc).
loi-nhuan-hang-van-tai-bien-lon-nhat-the-gioi-giam-nua
Lợi nhuận quý III của Maersk giảm 43% so với năm ngoái. Ảnh: Reuters
Tuy nhiên, Maersk cho biết cước vận tải giảm 16% trong quý III, xuống 1.811 USD với tàu container 12,2m, đã ảnh hưởng đến các công ty như họ. Riêng mảng container lỗ ròng 116 triệu USD, ngược hoàn toàn với dự báo lãi 174 triệu USD của giới phân tích. Việc này cho thấy Maersk càng có thêm áp lực khi muốn duy trì danh hiệu hãng vận tải container hàng đầu thế giới. Nhất là trong bối cảnh hàng loạt thương vụ mua bán - sáp nhập đang diễn ra.  
Maersk hiện có 15% thị phần, với đội tàu hơn 600 chiếc. Họ dự định vẫn phát triển mảng giao thông và logistics bất chấp các vấn đề hiện tại.
Bên cạnh đó, họ sẽ tách mảng dầu khí và 3 công ty liên quan khác để tạo thành Maersk Oil. Công ty này sẽ hoạt động độc lập, hoặc hợp tác với công ty chính trong vòng 2 năm tới, thông báo hồi tháng 9 của Maersk cho biết.

Kỷ lục chưa đầy 5 phút đã có thêm một doanh nghiệp

Phát biểu trong phiên làm việc của Quốc hội ngày 2/11, Chủ tịch Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) Vũ Tiến Lộc cho biết, trong 10 tháng đầu năm, cả nước có hơn 91.000 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, trung bình chưa đầy 5 phút có thêm một doanh nghiệp.

"Năm 2016 sẽ đi vào lịch sử kinh tế nước nhà như là năm đầu tiên xác lập kỷ lục thành lập mới vượt ngưỡng 100.000 doanh nghiệp", ông Vũ Tiến Lộc cho biết

"Với đà này, năm 2016 sẽ đi vào lịch sử kinh tế nước nhà như là năm đầu tiên xác lập kỷ lục thành lập mới vượt ngưỡng 100.000 doanh nghiệp", ông Lộc nói.
Theo Chủ tịch VCCI, mặc dù niềm tin đã được khơi dậy và không khí khởi nghiệp quốc gia đã bắt đầu, nhưng nền kinh tế và cộng đồng doanh nghiệp vẫn đang đứng trước những khó khăn, thách thức to lớn. Đơn cử, về nợ xấu, kế hoạch tái cấu trúc kinh tế giai đoạn 2016 - 2020 của Chính phủ đặt mục tiêu xuống mức dưới 3%, "đây là điều cần thiết nhưng giải pháp lại rất mơ hồ". 
Ông Vũ Tiến Lộc phát biểu trên nghị trường
Tham gia thảo luận, nhiều đại biểu cho rằng Nhà nước cần đẩy mạnh cổ phần hoá, hạn chế can thiệp hành chính vào nền kinh tế, cải thiện môi trường kinh doanh để mục tiêu một triệu doanh nghiệp sớm thành hiện thực.
Theo đại biểu Phạm Quang Dũng (Nam Định), nguồn vốn nhà nước nằm trong các doanh nghiệp hiện được các chuyên gia đánh giá vào khoảng 500 tỷ USD. "Chúng ta phân bổ lại nguồn lực này, đến 2020 được khoảng một nửa hoặc một phần ba thì sẽ tạo cú hích rất tốt cho tăng trưởng", ông Dũng nói và chỉ rõ thời gian qua việc thoái vốn ở doanh nghiệp nhà nước đang chậm lại, lý do là "chúng ta chỉ hô chung chung, không thấy có mục tiêu cụ thể".
Vị đại biểu Nam Định đề nghị Quốc hội phải đưa ra lộ trình từng năm 2017, 2018 và 2019 thoái vốn ở doanh nghiệp nhà nước với giá trị là bao nhiêu, tránh tình trạng số lượng doanh nghiệp cổ phần hóa hoàn thành tốt, nhưng thực chất mỗi doanh nghiệp chỉ bán trên dưới 3%. "Người ta không muốn cổ phần hóa thì đưa ra đủ các loại tiêu chí, không thể bán được", ông Dũng nói.
ky-luc-chua-day-5-phut-co-them-mot-doanh-nghiep
Đại biểu Phạm Quang Dũng (Nam Định). Ảnh: Q.H
Cũng đề cập đến cổ phần hoá, đại biểu Nguyễn Thái Học (Phú Yên) cho rằng việc số lượng doanh nghiệp được cổ phần hóa lớn, nhưng tỷ lệ vốn bán ra đạt thấp là biểu hiện của tiêu cực, thất thoát. "Người dân rất đồng tình, ủng hộ khi Thủ tướng khẳng định Chính phủ tiết kiệm từng đồng thuế của dân. Vậy cả tỷ tỷ đồng thất thoát trong quá trình cổ phần hóa sẽ được xem xét giải quyết như thế nào?", ông Học nói và đề nghị Chính phủ chỉ đạo thanh tra làm rõ để xử lý sai phạm, thu hồi tiền của nhân dân bị thất thoát.
Theo đại biểu Nguyễn Sĩ Cương (Ninh Thuận), thông thường thoái vốn nhà nước tại địa phương do sở Tài chính chủ trì, quyết định doanh nghiệp nào được định giá, định giá ra sao. Ví dụ xác định giá trị còn lại của doanh nghiệp là 100 tỷ, nhưng Sở “phán” chỉ 70 tỷ đồng thì doanh nghiệp phải điều chỉnh theo. 
“Vậy khoản vênh giữa giá trị thật và điều chỉnh thì ai hưởng? Chủ trương đúng nhưng trục lợi không nhỏ, Nhà nước mất nhiều vốn qua cổ phần hoá, chỉ cần thanh tra một số doanh nghiệp vừa cổ phần là rõ”, đại biểu Cương nêu.

Xem xét việc thành lập ngân hàng quỹ đất

Bộ trưởng Nông nghiệp nhấn mạnh nếu Quốc hội cho phép sửa đổi quy định hiện hành, theo hướng không có hạn điền nữa thì vấn đề tích tụ sẽ đảm bảo được "đến ngưỡng cho phép". 

Đăng đàn giải trình trước Quốc hội, cả Bộ trưởng Nông nghiệp và Tài nguyên đều cho rằng lãng phí đất đai đang là điểm nghẽn của tái cơ cấu nông nghiệp.

Ngày 2/11, phát biểu trước Quốc hội, Bộ trưởng Tài nguyên & môi trường Trần Hồng Hà cho biết Bộ này đang phối hợp với các cơ quan chức năng xem xét phương án thành lập một ngân hàng về quỹ đất.

"Ngân hàng do nhà nước đứng ra quản lý, các hộ dân chưa có nhu cầu sử dụng đất hoặc đất đang hoang hóa thì gửi vào ngân hàng này", Bộ trưởng Trần Hồng Hà nói.
Bộ trưởng Tài nguyên Trần Hồng Hà phát biểu
Theo ông Hà, việc thành lập ngân hàng quỹ đất nằm trong lộ trình hoàn thiện quy định pháp luật về cơ chế, chính sách nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất, cho phép tích tụ ruộng đất để sản xuất lớn.
Bộ trưởng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường cho biết hạn điền đất sản xuất cây trồng ngắn ngày là 2 hécta, trừ Đông Nam Bộ được 3 hécta. "Việc khống chế mức hạn điền này đang được coi là rào cản lớn, làm ảnh hưởng đến việc tích tụ ruộng đất tạo ra những vùng chuyên canh lớn, thu hút doanh nghiệp lớn vào sản xuất nông nghiệp", ông Cường nói.
Bộ trưởng Nông nghiệp Nguyễn Xuân Cường phát biểu
Ông Cường nói, ở đây có hai câu chuyện, một là sợ tích tụ quá lớn, thực tiễn Bộ Nông nghiệp đi kiểm tra hàng chục mô hình vừa qua không diễn ra điều này, bởi người nông dân, chủ doanh nghiệp phải tính đến nước quản trị phù hợp với trình độ, không bao giờ tích tụ hơn. Hai là sợ nông dân mất ruộng thì không có việc làm. Tuy nhiên, với mô hình một hécta thuê từ 4 đến 6 công nhân, nông dân sẽ trở thành công nhân nông nghiệp có thu nhập từ 3 đến 5 triệu đồng, tuỳ từng vùng.
"Chúng tôi nghĩ việc này Quốc hội nên bàn, tháo nút được chắc chắn sẽ góp phần tạo ra sản xuất nông nghiệp quy mô", Bộ trưởng Nông nghiệp nói.

Hành Ấn Độ gắn mác hành Việt bán với giá gấp ba

Thời gian gần đây các loại hành tím ở Vĩnh Châu (Sóc Trăng), Phan Rang (Ninh Thuận) đã hết mùa. Nếu còn thì đa phần người dân dự trữ để bán Tết. Tuy nhiên, hiện nay ở các chợ TP HCM, hành tím được quảng cáo là hàng Việt bán tràn lan với giá 15.000-20.000 đồng một kg, có nơi bán tới 70.000 đồng.

Hành Ấn Độ loại 2 có hình dáng không khác mấy so với hành Việt, giá lại rẻ, nên nhiều tiểu thương đã gắn mác hàng trong nước để dễ tiêu thụ và bán với giá gấp đôi, gấp ba.


Khảo sát tại các chợ TP HCM, nhiều tiểu thương rao bán hành tím Việt với số lượng lớn. Bà Hạnh, một tiểu thương tại chợ An Bình (quận 5) cho biết, hành được bà lấy tại chợ đầu mối là hành loại nhất, củ to, tròn, lấy đến đâu bán hết đến đó.
“Mỗi ngày tôi bán được vài chục kg, hôm nào có hàng quán mua với số lượng lớn thì bán được nhiều hơn. Riêng với những củ hành tím nhỏ, bớt tròn của An Giang đa phần là khách hàng lẻ chuộng”, bà Hạnh cho biết.
hanh-an-do-gan-mac-hanh-viet-ban-gia-gap-ba
Hành tím Ấn Độ củ thường tròn, tuy nhiên hành loại 2 thì thường không đều và hao hao hành Việt. 
Không chỉ chợ An Bình, tại các chợ Bà Chiểu, Thị Nghè (quận Bình Thạnh), Phạm Văn Hai (Tân Bình), hành tím gắn mác Việt cũng được bày bán nhiều.
Chị Hoa, tiểu thương chợ Thị Nghè cho biết, dạo gần đây hành rẻ nên nếu mua lẻ thì 25.000 đồng một kg, còn mua sỉ thì giá thấp hơn, tùy vào số lượng mua.
Trong khi nhiều tiểu thương ở các chợ cho rằng họ bán hành tím Việt thì bà Lan, tiểu thương chuyên bán đồ gia vị ở Thị Nghè cho biết, thực chất hàng Việt Nam gần đây không nhiều mà đa phần là hàng nhập từ Ấn Độ, Trung Quốc. Loại sản phẩm này ăn không ngon bằng hàng Việt nên giá rẻ, đa phần dùng làm hàng gia vị. 
“Tôi thường xuyên xuống chợ đầu mối lấy hàng về bán, thế nhưng gần đây hàng Việt không nhiều, đa phần chỉ buôn bán hàng nhập. Trông hình dáng thì không khác mấy so với hàng Việt”, bà Lan nói.
Chia sẻ với VnExpress, anh Tuấn, chuyên buôn hàng tại chợ đầu mối Thủ Đức cho biết, hiện nay hàng Ấn Độ về chợ nhiều. Để đảm bảo chất lượng anh thường lấy hành loại một, giá bán sỉ ra cho tiểu thương các chợ là 5.000 đồng một kg, còn nếu mua lẻ thì khoảng 8.000-9.000 đồng. Tuy nhiên, khi về chợ tiểu thương nâng giá bán tới 20.000-25.000 đồng một kg và gắn mác Việt.
“Hành tím Phan Rang, Sóc Trăng luôn được ưa chuộng, có kích cỡ 2,5-3,5 cm, củ dẹt, nhưng hiện đã khan hàng. Thay vì chọn mua hàng Ấn Độ loại một (củ tròn, kích cỡ 4-5,5cm) để thay thế, thì tiểu thương chọn mua hành loại 2, cùng kích cỡ với hành Việt để bán”, anh Tuấn chia sẻ và cho biết thêm, hiện hầu hết khách hàng của anh đã giảm mua hàng loại một và săn lùng hàng loại 2. Điều này khiến cho người buôn hàng loại một kinh doanh bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Trao đổi với VnExpress, bà Nguyễn Thanh Hà, Phó giám đốc chợ đầu mối nông sản Thủ Đức cho biết, tuần trước hành tím Vĩnh Châu vẫn được nhập về chợ nhưng số lượng rất ít vì hết mùa. Tuần này, chợ chỉ còn nhập một số sản phẩm hành Liên Hương, trong khi hành Ấn Độ và Trung Quốc thì được nhập về nhiều hơn.
“Thực tế, dù hàng Việt chất lượng cao được người dân tin dùng nhưng lượng cung vẫn không đủ cầu nên các thương lái thường nhập thêm hàng ngoại với giá rẻ hơn rất nhiều so với hàng nội. Nếu  tháng trước hành tím Vĩnh Châu bán tại chợ đầu mối 30.000 đồng một kg thì hành Trung Quốc chỉ 15.000 đồng; hành Ấn Độ 8.000-9.000 đồng. Hàng Việt thì hương vị thơm, ngon và củ dẹt, còn hàng ngoại thì củ thường tròn và to hơn”, bà Hà nói.
Còn việc một số tiểu thương tại chợ lẻ nhập hàng về rồi gắn mác hàng Việt, theo bà Hà, chủ yếu là để dễ bán hàng nên rất khó quản lý. Do vậy, người tiêu dùng nên tinh ý khi chọn lựa sản phẩm để có giá cả phù hợp.