Chủ Nhật, 20 tháng 11, 2016

Dịch vụ sửa điện thoại chỉ để dành cho nữ


Dịch vụ này nhằm giúp khách hàng không còn lo lắng về nguy cơ đánh cắp thông tin và bị tống tiền bởi những kỹ thuật viên nam giới tò mò.

Tại Saudi Arabia, nữ doanh nhân Maryam al-Subai đã quyết định xây dựng dịch vụ sửa chữa điện thoại được vận hành hoàn toàn bởi phụ nữ và dành riêng cho phụ nữ.


Giá vàng đang tăng mạnh


Nhiều nhà đầu tư tìm kênh trú ẩn an toàn vào vàng sau khi ứng viên Tổng thống Mỹ Donald Trump "bám đuổi" sít sao với bà Hillary Clinton. Sự suy yếu của đồng USD cũng là nguyên nhân hỗ trợ giá vàng đi lên.

Kim loại quý này đã tăng giá gần 11 USD mỗi ounce khi chốt phiên giao dịch Mỹ do nhu cầu trú ẩn trên thị trường và đồng USD yếu.

Thị trường đã tạo lực đẩy cho kim loại quý tăng vọt và dễ dàng phá vỡ ngưỡng 1.285 USD ngay đầu phiên Mỹ. Sau đó, lực mua kỹ thuật được châm ngòi càng khiến giá tăng nhanh, có lúc tiến sát 1.295 USD.
gia-vang-tang-manh
Giá vàng thế giới vẫn thấp hơn trong nước trên 1,1 triệu đồng mỗi lượng. 
Tuy nhiên, giá không thể phá tiếp ngưỡng này mà quay đầu giảm nhẹ. Chốt phiên giao dịch tại New York, giá giao ngay tăng gần 11 USD, đứng ở 1.287,8 USD. Các hợp đồng giao tháng 12 cũng chốt ngày ở mức cao 1.291 USD, tăng khoảng 18,3 USD so với phiên liền trước.
Đà tăng tạm thời chững lại trong phiên giao dịch sáng nay tại thị trường châu Á. Tính đến 8h, giờ Hà Nội, mỗi ounce vẫn đang loay hoay quanh mức 1.287 USD, gần như không thay đổi so với mở cửa.
Nếu căn cứ theo tỷ giá ngân hàng, mỗi lượng vàng thế giới quy đổi hiện có giá khoảng 34,7 triệu đồng (chưa gồm các loại thuế, phí, gia công...). Trong khi đó, mức giá đóng cửa của vàng miếng trong nước xoay quanh 35,82 - 35,88 triệu đồng, tức cao hơn giá thế giới trên dưới 1,1 triệu đồng mỗi lượng.
Hiện các nhà đầu tư đang quan tâm cuộc hợp của Uỷ bán thị trường mở - FOMC diễn ra hai ngày và kết thúc chiều nay. Ngoài ra, các thông tin quan trọng khác có tác động lớn đến thị trường vàng là cuộc họp chính sách của Ngân hàng Trung ương Anh vào thứ Năm và các báo cáo việc làm của Mỹ sẽ diễn ra vào thứ Sáu.

370 nhà kinh tế đã phản đối Donald Trump

Bức thư này được công bố hôm qua, liệt kê 13 luận điểm kinh tế chống lại ứng cử viên Tổng thống Mỹ đảng Cộng hòa. Tuy nhiên, nó không nói rõ cử tri nên chọn ai thay cho ông Trump.

8 người được giải Nobel cùng 362 nhà kinh tế khác đã viết thư kêu gọi người Mỹ không nên bầu cho ông Donald Trump


"Donald Trump là một sự lựa chọn nguy hiểm và sẽ phá hủy đất nước này. Ông ta khiến cử tri nghĩ sai hướng, làm suy giảm lòng tin vào các cơ quan công cộng bằng các thuyết âm mưu", các nhà kinh tế cho biết, "Nếu được chọn, ông ta sẽ là mối nguy hiểm đặc biệt với các tổ chức kinh tế và với sự thịnh vượng của cả quốc gia. Vì những lý do này, chúng tôi thành thật khuyên mọi người không nên bỏ phiếu cho Donald Trump".
370-nha-kinh-te-phan-doi-donald-trump
Ông Donald Trump tham gia một sự kiện tại Ohio. Ảnh: Reuters
Bà Hillary Clinton - ứng cử viên Tổng thống Mỹ đảng Dân chủ cũng từng rơi vào tình trạng này. Hồi tháng 9, 306 nhà kinh tế học cũng viết thư phản đối các chính sách mà họ cho là "chương trình kinh tế tồi tệ".
Nhiều người từng dự báo các chính sách của ông Donald Trump sẽ gây ra nhiều hậu quả tiêu cực. Simon Johnson - nhà kinh tế tại Học viện Công nghệ Massachusetts hôm qua cho rằng nếu đắc cử, ông Trump "có thể khiến thị trường chứng khoán sụp đổ và đẩy cả thế giới vào suy thoái". Ông giải thích "các chính sách phản thương mại sẽ gây ra suy giảm nghiêm trọng, gần như tình cảnh mà người Anh trải qua sau khi bỏ phiếu rời Liên minh châu Âu (EU)".
Nhận định này có vẻ quá bi quan. Nhưng ở mức độ nào đó, nó cũng là nhận định của nhiều nhà kinh tế tại Wall Street, từ Citigroup đến Goldman Sachs. Theo Peter Boockvar – nhà phân tích tại The Lindsey Group, lý do chủ yếu là về bản chất, nhà đầu tư ghét sự bất ổn. Bà Hillary Clinton đại diện cho sự ổn định. Còn ông Trump khá khó đoán. Vì thế, chiến thắng của ông trong cuộc bỏ phiếu ngày 8/11 tới có thể sẽ châm ngòi cho một làn sóng bán tháo.

Đại biểu Phùng Văn Hùng: '5 năm mà tái cơ cấu kinh tế chưa về tới địa phương'

Ngày 2/11, thảo luận ở Quốc hội về kế hoạch tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2016 - 2020. Đại biểu Phùng Văn Hùng (Cao Bằng) cho rằng, việc chọn 3 khâu đột phá về thể chế, hạ tầng và nguồn nhân lực trong thực hiện tái cơ cấu 5 năm qua có ý nghĩa quan trọng. 

Kế hoạch tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2016-2020 khiến nhiều đại biểu Quốc hội trăn trở khi kết quả thực hiện những năm qua không đạt được như kỳ vọng.

Dù vậy, tái cơ cấu kinh tế chưa đạt mục tiêu đề ra, còn hạn chế. Nguyên nhân có nhiều, nhưng đại biểu Hùng nhấn mạnh đến nhận thức chưa đầy đủ từ Trung ương tới địa phương về tầm quan trọng tái cơ cấu kinh tế.

“Qua giám sát chúng tôi có cảm nhận 5 năm rồi nhưng tái cơ cấu vẫn chưa về tới địa phương”, ông Hùng nêu băn khoăn.
Đề cập tới bản kế hoạch tái cơ cấu mới được Chính phủ trình Quốc hội, ông Hùng nhận xét đây là bản kế hoạch "đầy tham vọng", tuy nhiên nguồn lực 10,5 triệu tỷ đồng tái cơ cấu Chính phủ đề cập trong đề án này "sẽ lấy nguồn ở đâu?".
"Cơ sở nào đưa ra con số 10,5 triệu tỷ đồng, tính khả thi tới đâu? Bản đề án cũng cần nhấn mạnh hơn nữa vai trò tham gia của nguồn lực ngoài Nhà nước, nếu không sẽ khó khả thi", ông Hùng nói.
Đại biểu Phùng Văn Hùng (Cao Bằng) phát biểu trên nghị trường
Đại biểu Phạm Phú Quốc (TP HCM) nêu vấn đề sau 30 năm đổi mới nền kinh tế có tăng trưởng, tuy nhiên thu nhập đầu người vẫn thấp hơn nhiều nước trong khu vực và trên thế giới. Cụ thể, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam năm 2015 là 2.100 USD, so với Indonesia hơn 3.300 USD, Malaysia hơn 9.700 USD, Thái Lan hơn 5.800 USD.
Theo ông Quốc, những hạn chế trong suốt 30 năm tăng trưởng là nền kinh tế vẫn còn thiếu tôn trọng các nguyên tắc của thị trường; vẫn còn can thiệp hành chính vào quá trình giao lưu hàng hoá; thiếu sự đồng bộ giữa các quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch ngành, quy hoạch đô thị,…
Ông Quốc nhấn mạnh mục tiêu của tái cơ cấu là phải tạo cho nền kinh tế thế chủ động, độc lập, tự do, không phụ thuộc vào nền kinh tế lớn khác. Ngoài 2 trụ cột đẩy mạnh quản lý Nhà nước và tái cơ cấu ngành kinh tế được đề cập trong đề án, đại biểu Quốc đề nghị bổ sung thêm trụ cột xác lập cộng đồng doanh nghiệp là đối tác của Chính phủ, là chủ lực trong tái cơ cấu kinh tế. "Được như vậy chúng ta sẽ vững như kiềng ba chân”, ông Quốc nói.
Vị đại biểu TP HCM cũng cho rằng trong tái cơ cấu cần hình thành các tập đoàn kinh tế tư nhân lớn; việc thu tiền cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước cần đúng mục đích, ý nghĩa, không nên sử dụng cho chi thường xuyên sẽ không bảo tồn được nguồn vốn.
dai-bieu-phung-van-hung-5-nam-ma-tai-co-cau-kinh-te-chua-ve-den-dia-phuong
Đại biểu Lê Quân (Hà Nội) cho rằng nguồn vốn đang dồi dào nhưng không có cơ hội đầu tư, sinh lời. Ảnh: Giang Huy
Rút kinh nghiệm từ tái cơ cấu giai đoạn vừa qua, đại biểu Phùng Văn Hùng đề nghị Quốc hội sẽ ra một Nghị quyết riêng về tái cơ cấu, trong đó người lãnh đạo ở Trung ương là Thủ tướng, còn tại địa phương là Chủ tịch UBND tỉnh. "Để quá trình tái cơ cấu thành công, Chính phủ cần quyết liệt, không khoan nhượng trong cuộc chiến chống tham nhũng, nhóm lợi ích...", ông Hùng nói.
Trong khi đó, đại biểu Lê Quân (Hà Nội) cho rằng, đề án chưa trả lời thoả đáng câu hỏi “làm thế nào huy động được nguồn lực trong dân?”.
Khi đề án chưa trả lời rõ câu hỏi trên, ông Quân nói, sẽ khó khơi gợi nguồn lực trong dân hiện được đánh giá là rất dồi dào vào quá trình cơ cấu lại nền kinh tế. Vị đại biểu TP Hà Nội nhấn mạnh, nhất thiết phải đẩy nhanh quá trình thoái vốn tại doanh nghiệp Nhà nước và “trám” vốn tư nhân vào khoảng trống này.
Theo ông Quân, không nên coi một số doanh nghiệp Nhà nước là "bò sữa" của ngân sách, bởi sau thoái vốn các doanh nghiệp này sẽ hoạt động hiệu quả hơn, đóng góp tốt hơn cho nền kinh tế.
"Hiện vốn trong dân, ngân hàng nhiều nhưng thiếu cơ hội đầu tư, sinh lời. Vì thế, thoái vốn ở doanh nghiệp Nhà nước tạo điều kiện để vốn tư nhân thay thế. Chính phủ có thể dành số vốn thu được ưu tiên cho phát triển hạ tầng, nhân lực", ông Quân phát biểu.

20% người dân nông thôn đang vay về tín dụng


Số liệu vừa được cung cấp tại Hội nghị Nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng cho thấy, mức độ sử dụng các dịch vụ này của người dân đang gia tăng mạnh. Theo Ngân hàng Nhà nước, tỷ lệ tiền mặt trong tổng lượng cung tiền M2 giảm từ 18% (năm 2005) xuống 11%.

Theo mục tiêu, đến năm 2020, 35-40% người trưởng thành ở nông thôn có tiết kiệm tại các tổ chức tín dụng và 15% số phòng giao dịch của ngân hàng hiện diện ở nông thôn.

Số tài khoản cá nhân hết năm 2015 đã gấp 15 lần so với năm 2004 khi đạt 36,77 triệu tài khoản. 20,67% người trưởng thành khu vực nông thôn có khoản vay ở tổ chức tài chính. Tốc độ gia tăng thanh toán qua Internet mỗi năm đạt 30-50% và đến nay trung bình mỗi tháng có khoảng 2 triệu khách hàng thanh toán tiền qua di động, số tiền trung bình khoảng 700.000 đồng mỗi người.
Hội nghị này được tổ chức nhằm nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng theo Đề án 1726 của Thủ tướng. Một trong 8 mục tiêu cụ thể của Đề án này là đến năm 2020, 70% dân số trưởng thành có tài khoản ở ngân hàng. Bên cạnh đó, 35-40% người trưởng thành ở nông thôn có tiết kiệm tại các tổ chức tín dụng và 15% số chi nhánh, phòng giao dịch của ngân hàng mở tại địa bàn nông thôn.
Theo thống kê, đến nay cả nước có gần 9.800 chi nhánh, phòng giao dịch; gần 17.000 (máy rút tiền tự động) ATM và gần 223.000 các điểm chấp nhận thanh toán thẻ (POS). Hiện 60 tổ chức tín dụng dùng Internet Banking, 35 ngân hàng có dịch vụ mobile banking.

Bí quyết để đầu tư nhà phố xây sẵn tránh mất oan tiền tỷ

Tổng giám đốc Công ty Tư vấn đầu tư Nam Phát, Nguyễn Mạc Hoài Nam cho biết, 10 tháng qua, làn sóng mua nhà xây sẵn để ở, làm của để dành, đầu tư đang diễn ra mạnh mẽ tại TP HCM (quận: 2, 9, 12, Thủ Đức, Gò Vấp) trong tình trạng hàng chưa xây xong đã bán hết. Dòng sản phẩm này cũng lan tỏa sang các tỉnh giáp ranh qua Hóc Môn, Nhà Bè, Củ Chi, Bình Chánh.

Có nhiều loại nhà phố xây sẵn đang được chào bán trên thị trường, chỉ cần chọn sai phân khúc có thể khiến nhà đầu tư gặp rủi ro lớn. 


Tuy nhiên, do trên thị trường có khá nhiều chủng loại nhà phố xây sẵn, trong đó một số dòng sản phẩm còn nhiều điểm hạn chế về chất lượng, pháp lý. Vì vậy, kênh đầu tư này bị đánh giá vẫn tiềm ẩn không ít rủi ro. Ông Nam chia sẻ những lưu ý đầu tư an toàn vào loại hình bất động sản này.   
bi-quyet-dau-tu-nha-pho-xay-san-tranh-mat-oan-tien-ty
Thị trường nhà phố xây sẵn có nhiều chủng loại, chọn sai phân khúc đầu tư có thể thiệt hại tiền tỷ. Ảnh: Hao Bui
Tài sản đang giao dịch thuộc nhóm nhà phố nào?
Nhà xây sẵn có nhiều chủng loại, tạm phân làm 4 nhóm cơ bản: nhà xây sẵn trong các dự án được phê duyệt chính thức; nhà xây trong khu phân lô; nhà có móng và tường riêng; nhà móng tường chung.
Nhà xây sẵn trong các dự án chính thức thường là nhà xây thô có hoàn thiện mặt ngoài. Khách hàng mua sẽ hoàn thiện nội thất, điện nước bên trong nhà. Nhà trong các dự án thường được kiểm soát chất lượng tốt hơn, có hồ sơ, bản vẽ, biên bản nghiệm thu các hạng mục công việc đầy đủ do đơn vị tư vấn giám sát xác nhận. Do đó, người mua nhà loại này thường yên tâm hơn về mặt chất lượng tuy nhiên giá thành cũng cao hơn so với mặt bằng chung.
Nhà xây sẵn trong các khu phân lô bán nền thường có chất lượng không đồng đều do việc kiểm soát chất lượng không chặt chẽ. Mặt khác, do người mua có dòng tiền hạn chế, không có thời gian hoặc kinh nghiệm xây dựng nhưng lại muốn giá thấp nên nhiều căn nhà xây sẵn loại này có giá thành thấp, chất lượng không đảm bảo. Nhà phố có móng và tường riêng pháp lý an toàn hơn móng và tường chung.
Khảo sát nhà xây sẵn các khu lân cận
Hỏi thăm những người đang sử dụng các nhà lân cận để biết về chất lượng thực tế xây dựng là cách sàng lọc thông tin tích cực. Đây là những thông tin khách quan và chính xác nhất về chất lượng xây dựng thực tế do nhà đầu tư chủ động tiếp cận.
Biết rõ nhà do ai xây dựng 
Nếu đơn vị xây dựng là công ty xây dựng có uy tín trên thị trường thì điều này cũng đảm bảo chất lượng sản phẩm. Nhưng nếu đơn vị xây dựng là công ty chưa có tiếng tăm hoặc nhà thầu tự do thì cần tiến hành thêm nhiều bước khảo sát tiếp theo. 
Nắm được hồ sơ xây dựng căn nhà
Ngoài giấy phép xây dựng, người mua cần các bản vẽ thiết kế chi tiết phần kết cấu, kiến trúc, điện nước, các bản kê vật liệu thi công. Các bản nghiệm thu hạng mục và các ảnh chụp thực tế khi nghiệm thu.
Đánh giá chất lượng thi công - giá trị xây dựng
Đánh giá này chỉ mang tính sơ bộ nhưng rất cần thiết. Nếu có sử dụng cọc bê tông ép để làm móng, cần xác định độ sâu cần ép của cọc là bao nhiêu. Vấn đề này có thể hỏi người bán hoặc các nhà lân cận đã xây trước đó để biết. Giá bình quân cho một mét cọc khoảng 250.000 đồng. Công ép tầm 20-30 triệu đồng. Móng cho mỗi cột nhà từ 2 đến 3 cọc. Phần đài cọc lấy bằng khoảng 25-20% giá xây thô.
Móng băng giá khoảng 30-50 giá xây thô. Phần xây dựng hoàn thiện giá khoảng từ 4,5-5,5 triệu đồng/m2. Cách tính diện tích hoàn thiện như sau: tầng trệt và các lầu tính toàn bộ diện tích xung quanh. Phần mái và sân tính bằng 50% diện tích.Giá phần xây thô từ 2,7-3 triệu đồng/m2. Khi tính được sơ bộ giá thành của căn nhà nếu thấy giá thấp hơn giá ước tính nhiều thì cần xem xét kỹ hơn về chất lượng. 

Mỹ nhiều khả năng tăng lãi suất ở tháng 12

Dù kinh tế Mỹ gần đây khởi sắc, tăng trưởng cả năm được cho là vẫn không thể đạt 2%. Và tăng trưởng quý IV cũng được dự báo khó bùng nổ như quý III. Việc này sẽ đẩy Fed vào tình cảnh tương tự năm ngoái - nâng lãi suất trong quý mà GDP chỉ tăng 0,9%.

Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) được cho là sẽ quyết định tăng lãi trong điều kiện kinh tế khó khăn, tương tự như cuối năm 2015.


Sau khi ra tín hiệu rõ ràng hồi tháng 10 về khả năng hành động trong tháng 12, Fed sẽ chẳng còn lựa chọn nào khác ngoài việc làm đúng như vậy. Thị trường hiện cũng đặt cược khả năng tăng lãi tháng 12 là 74%.
my-nhieu-kha-nang-tang-lai-suat-vao-thang-12
Fed sẽ chưa tăng lãi trong phiên họp hôm nay, mà để đến tháng 12. Ảnh: Reuters
Tuy nhiên, động thái lần này sẽ có vài điểm khác trong cách tiếp cận. Một là kết thúc phiên họp chính sách hôm nay, Fed sẽ chỉ ra tín hiệu, chứ không hứa hẹn tăng lãi suất. Hai là, khi nâng lãi năm ngoái, quan chức Fed ám chỉ sẽ tăng 4 lần nữa trong năm 2016. Nhưng đến nay thậm chí còn chưa diễn ra lần nào.
Vì vậy năm nay, nếu Ủy ban Thị trường Mở liên bang (thuộc Fed) tăng lãi, ngôn ngữ họ sử dụng sẽ ám chỉ tốc độ tăng chậm trong tương lai. "Chúng tôi kỳ vọng Fed sẽ chỉnh sửa ngôn ngữ để nhấn mạnh rằng việc tăng lãi có khả năng diễn ra vào tháng 12. Theo quan điểm của chúng tôi, Fed không thể trì hoãn việc này nữa. Mục đích của họ là đánh tiếng về động thái trong tháng 12, nhưng tốc độ sau đó sẽ rất chậm", các nhà kinh tế học tại Bank of America Merrill Lynch cho biết.
Giới phân tích giờ dự báo mục tiêu lãi suất của Fed là 0,41%, và cuối năm 2018 là 0,94%. Fed giảm tốc độ tăng lãi do tăng trưởng kinh tế và lạm phát đều chậm lại.
Quý III, GDP Mỹ tăng 2,9%. Tuy nhiên, tốc độ này chủ yếu nhờ xuất khẩu và các yếu tố không bền vững khác. Do đó, nó khó có thể duy trì. Lạm phát Mỹ còn cách xa mục tiêu 2% hiện tại và tiêu dùng cá nhân cũng dưới mục tiêu suốt 53 tháng liên tục, David Rosenberg - kinh tế trưởng tại Gluskin Sheff cho biết.
Nhìn tổng thể, quý IV có khởi đầu khá chật vật. Goldman Sachs Analyst Index - chỉ số đo tăng trưởng của nhà băng này, đã xuống 48 trong tháng 10. Chỉ số dưới 50 cho thấy hoạt động kinh tế co lại. Nguyên nhân là doanh số bán hàng và xuất khẩu giảm, đơn hàng mới cũng giảm, trong khi tồn kho gần như đứng yên. Goldman nhận xét tăng trưởng hiện "yếu nhưng ổn định". Còn Fed thì giờ sẽ phải rất thận trọng với cả ngôn ngữ và hành động của mình.